Căn cứ Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Quyết định số 1683/QĐ-BGDĐT ngày 17/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022; Căn cứ công văn số 2598/BGDĐT-GDĐH ngày 20/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non;
Căn cứ Quyết định số 1702/QĐ-ĐHL ngày 15/9/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về việc công bố điểm xét trúng tuyển trình độ đại học hình thức chính quy năm 2022, Thường trực Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thông báo điều kiện và thủ tục bảo lưu kết quả trúng tuyển vào đại học hình thức chính quy năm 2022 như sau:
1. Điều kiện, thời hạn bảo lưu
1.1. Điều kiện bảo lưu: thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
a) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
1.2. Thời hạn bảo lưu: 01 (một) năm. Riêng đối với thí sinh bảo lưu kết quả tuyển sinh để đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung, thời hạn bảo lưu tối đa là 3 (ba) năm.
* Lưu ý: thí sinh thuộc đối tượng theo quy định tại mục 1.1, nếu có nguyện vọng bảo lưu kết quả tuyển sinh thì không phải làm thủ tục nhập học.
2. Hồ sơ đề nghị bảo lưu kết quả tuyển sinh
2.1. Yêu cầu chung cho các đối tượng, cần nộp:
- Đơn đề nghị bảo lưu (theo mẫu đính kèm);
- Bản chính Giấy thông báo trúng tuyển nhập học năm 2022;
- Một phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại (nếu có).
2.2. Yêu cụ thể của từng đối tượng, cần nộp:
a) Đối với thí sinh thuộc đối tượng “Được tuyển thẳng” và “Xét tuyển sớm”:
- Bản sao (không cần chứng thực) và bản chính giấy chứng nhận đoạt giải học sinh giỏi quốc gia (thí sinh được tuyển thẳng);
- Hoặc Bản chính học bạ THPT (thí sinh được xét tuyển sớm).
b) Đối với thí sinh được hưởng điểm ưu tiên theo khu vực, cần nộp:
- Bản chính học bạ THPT;
- Bản chính sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thông tin về nơi thường trú tại Khu vực 1 (đối với thí sinh được hưởng điểm ưu tiên Khu vực 1 theo nơi thường trú).
c) Đối với thí sinh được hưởng điểm ưu tiên theo đối tượng, cần nộp:
- Bản sao (có chứng thực) giấy khai sinh;
- Bản chính sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thông tin về nơi thường trú trên 18 tháng (tính đến ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT) trong thời gian học THPT tại Khu vực 1 (đối với thí sinh được hưởng điểm ưu tiên theo đối tượng 01);
- Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận để được hưởng điểm ưu tiên theo đối tượng: thẻ thương binh, bệnh binh, liệt sỹ,... của cha hoặc mẹ; các loại giấy tờ khác của thí sinh (quyết định xuất ngũ, giấy chứng nhận/ xác nhận khuyết tật,...);
- Bản sao (có chứng thực) quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với người có công của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với thí sinh thuộc đối tượng là con của người có công với cách mạng).
3. Thời hạn, cách thức nộp hồ sơ và lệ phí bảo lưu
3.1. Thời hạn: trước 17g00 ngày 21/10/2022 (thứ 6).
3.2. Cách thức nộp: trực tiếp tại Phòng Đào tạo (Phòng A.102), Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 02 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
3.3. Lệ phí: 200.000đ/thí sinh.
4. Thời gian và hình thức công bố kết quả xét cho thí sinh bảo lưu
4.1. Thời gian: trước 17g00 ngày 28/10/2022 (thứ 6).
4.2. Hình thức công bố và trả kết quả: thí sinh xem kết quả và lấy Quyết định bảo lưu tại Phòng Đào tạo, gặp thầy Nguyễn Huy Hùng./.
Xem thông báo chi tiết tại: Thông báo bảo lưu