- Năm 2024, Trường ĐH Luật TP.HCM không xét tuyển bằng phương thức học bạ. Nhà trường chỉ sử dụng 02 phương thức xét tuyển là: (1)Tuyển thằng, Xét tuyển thẳng, Ưu tiên xét tuyển và Xét tuyển sớm và (2) Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
- Trong Phương thức tuyển sinh 2024, xét học bạ là một trong các tiêu chí xét tuyển của Đối tượng 2 và Đối tượng 3 theo phương thức Xét tuyển thẳng. Nghĩa là, thí sinh cần phải thuộc một trong hai hoặc cả hai đối tượng 2&3 mới có thể nộp học bạ để xét tuyển.
Hiện nay, Trường Đại học Luật TP.HCM có ký túc xá dành cho sinh viên.
Địa chỉ: số 195/25 QL1A, phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Môn Giáo dục thể chất bắt buộc của trường là môn bơi.
Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe (có giấy xác nhận của bệnh viện) thì bạn có thể làm đơn xin chuyển qua học cầu lông.
Ngành Luật được chia thành 05 khoa chuyên ngành: Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Quốc tế.
Về cơ bản sinh viên trúng tuyển vào khoa nào của ngành Luật đều sẽ được học một chương trình tương tự nhau, giữa các khoa chỉ khác nhau khoảng 5% tổng số các tín chỉ chuyên sâu bắt buộc của từng khoa.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật đều được cấp bằng Cử Nhân Luật không ghi chuyên ngành.
Học luật ra bạn có thể làm vô số những nghề nghiệp khác nhau liên quan đến pháp luật, có thể kể đến như: Luật sư, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Công chứng viên, Thừa phát lại, Pháp chế, Công an, Thanh tra, Thi hành án, Trọng tài viên,... làm việc trong Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Sở Tài nguyên - Môi trường, Cục Thuế, Hải quan, và còn muôn vàn sự lựa chọn ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… của Nhà nước, của nước ngoài, của các tập thể, cá nhân kinh doanh khác...
1. Sinh viên lớp đại trà
- Ngành Quản trị - Luật: 550 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương)
- Ngành Quản trị kinh doanh: 550 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương)
- Ngành Luật Thương mại quốc tế: 550 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương)
- Ngành Luật:
a) Sinh viên Khoa Hành chính - Nhà nước: trình độ tiếng Anh phải đạt tối thiểu 450 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương);
b) Sinh viên Khoa Luật Hình sự: trình độ tiếng Anh phải đạt tối thiểu 500 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương);
c) Sinh viên Khoa Luật Dân sự và Quốc tế: trình độ tiếng Anh phải đạt tối thiểu 520 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương);
d) Sinh viên Khoa Luật Thương mại: trình độ tiếng Anh phải đạt tối thiểu 550 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương);
- Ngành Ngôn ngữ Anh:
a) Tiếng Anh:
- IELTS đạt điểm từ 6,5 trở lên;
- Hoặc TOEFL iBT đạt điểm từ 81 trở lên;
- Hoặc TOEIC quốc tế đạt điểm từ 700 trở lên.
b) Ngoại ngữ thứ 2: đạt ở cấp độ 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, gồm một trong sáu thứ tiếng:
- Tiếng Pháp: đạt từ DELF A2 trở lên; - Tiếng Nhật: đạt từ JLPT N4 trở lên; - Tiếng Nga: đạt từ TRKI 1 trở lên;
- Tiếng Trung: đạt từ HSK 3 trở lên;
- Tiếng Đức: đạt từ ZD trở lên;
- Tiếng Hàn: đạt từ KLPT I-2 hoặc KLAT I-2 hoặc TOPIK I-2 trở lên.
2. Sinh viên lớp Chất lượng cao
- Ngành Quản trị - Luật: 650 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương) và chứng chỉ MOS-Word
- Ngành Quản trị kinh doanh: 650 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương) và chứng chỉ MOS-Word
- Ngành Luật
+ Lớp tăng cường tiếng Anh chuyên ngành Luật Hành chính - Tư pháp và nhóm chuyên ngành Luật Thương mại - Dân sự - Quốc tế: tối thiểu 650 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương) và chứng chỉ MOS-Word
+ Lớp giảng dạy 100% bằng tiếng Anh:
~ Đối với sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài đến từ các nước không nói tiếng Anh: đạt từ 6,5 điểm IELTS trở lên và chứng chỉ MOS-Word và MOS-Excel;
~ Đối với sinh viên đến từ các nước nói tiếng Anh và sinh viên đã học và tốt nghiệp từ chương trình trung học phổ thông trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học là bằng tiếng Anh: được Nhà trường xét đạt điều kiện chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh và chứng chỉ MOS-Word và MOS-Excel.
+ Lớp tăng cường tiếng Pháp (AUF): trình độ tiếng Pháp phải đạt tối thiểu DELF-B1 và chứng chỉ MOS-Word;
+ Lớp tăng cường tiếng Nhật (CJL): trình độ tiếng Nhật phải đạt tối thiểu JLPT3 (N3) và chứng chỉ MOS-Word).
1. Đối với ngành Luật: sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Luật và có thể công tác tại các cơ quan như sau: + Toà án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Luật và có thể công tác tại các cơ quan như sau: + Toà án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;+ Bộ phận pháp chế hoặc nhân sự trong các Doanh nghiệp trong và ngoài nước; làm Luật sư tư vấn cho các Công ty Luật, Văn phòng luật sư; hoặc làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Viện Kinh tế .v.v... .
2. Đối với ngành Luật Thương mại quốc tế: sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân Luật Thương mại quốc tế và có thể công tác tại các cơ quan như sau: + Các tổ chức quốc tế tại các nước và tại Việt Nam với công việc liên quan đến lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế; + Các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tư pháp trong lĩnh vực thương mại, đầu tư; + Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, công ty luật hoặc công ty tư vấn chuyên về pháp luật thương mại quốc tế với vai trò là luật sư hoặc chuyên gia pháp lý.
3. Đối với ngành Quản trị - Luật: sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp quản trị và luật như: dịch vụ công cộng, thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp, tài chính, tư vấn quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn luật kinh doanh.
4. Đối với ngành Quản trị kinh doanh: sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, có thể đảm nhận các công việc như: trợ lý phân tích và lập báo cáo về thị trường kinh doanh, trợ lý xây dựng và thực hiện kế hoạch nhân sự, tài chính; quản lý xuất nhập khẩu, quản lý khách sạn, khu giải trí, nhà hàng; hoặc có thể tự khởi nghiệp như: thành lập doanh nghiệp với vai trò người chủ và người quản lý, trong tương lai có thể trở thành những nhà tư vấn có khả năng hoạt động độc lập.
5. Đối với ngành Ngôn ngữ Anh: sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức tổng hợp tiếng Anh và Luật, như: dịch thuật, công ty, thương mại/ kinh doanh quốc tế; tham gia tư vấn và tranh tụng trong các tranh chấp thương mại quốc tế; có thể làm giảng viên tại các cơ sở giáo dục có đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh, sau khi học và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; được học lên ở các bậc học cao hơn tại các cơ sở giáo dục có đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Anh trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các lớp chính quy, thời gian học như sau:
1. Sắp xếp lịch học 05 tiết/01 buổi/ 01 học phần;
2. Đối với các học phần giảng dạy bằng tiếng nước ngoài chỉ sắp xếp 04 tiết/01 buổi/ 01 học phần;
3. Đối với các học phần Giáo dục thể chất chỉ sắp xếp 03 tiết/01 buổi/ 01 học phần;
4. Mỗi học kì bố trí thành 02 đợt học; mỗi đợt học có tối thiểu 6 tuần học và 2 tuần thi; mỗi tuần học bố trí 03 ngày ( Thứ 2, 4, 6 hoặc 3, 5, 7); mỗi ngày học 02 buổi, buổi sáng bắt đầu từ 07 giờ, buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ.
Hiện tại, Trường có 03 cơ sở, trong đó cơ sở 3 chưa được đưa vào hoạt động.
- Cơ sở 1 (cơ sở chính): Số 02 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 2: Số 123 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 3: Phường Long Phước, Tp. Thủ Đức (Quận 9 cũ), Tp. Hồ Chí Minh.
Cả hai phương thức tuyển sinh đều được điền nguyện vọng các ngành học từ cao xuống thấp theo mong muốn và mức độ phù hợp bản thân thí sinh. Trong đó, thí sinh có thể đăng ký nhiều tổ hợp môn quy định vào một ngành.
Ví dụ: Thí sinh được đăng ký xét tuyển và/hay dự tuyển ngành Luật của Trường ĐH Luật TP.HCM với nhiều tổ hợp như sau:
Đối với thí sinh chọn tổ hợp KHXH thì có thể đăng kí các nguyện vọng:
Nguyện vọng 1: Ngành Luật tổ hợp C00
Nguyện vọng 2: Ngành Luật tổ hợp D01
…
Đối với thí sinh chọn tổ hợp KHTN thì có thể đăng kí các nguyện vọng:
Nguyện vọng 1: Ngành Luật tổ hợp A00
Nguyện vọng 2: Ngành Luật tổ hợp A01
Lưu ý: Khi chọn phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng, thí sinh được đăng ký một ngành hoặc nhiều ngành với nhiều tổ hợp thuộc cả ban KHTN và ban KHXH nếu thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện ở đối tượng dùng để xét tuyển.
Cả hai phương thức tuyển sinh đều đượcđiền nguyện vọng các ngành học từ cao xuống thấp theo mong muốn và mức độ phù hợp bản thân thí sinh. Trong đó, thí sinh có thể thể đặt nhiều nguyện vọng vào nhiều ngành bằng 01 tổ hợp quy định.
Ví dụ: Thí sinh được đăng ký xét tuyển và/hay dự tuyển ngành Luật của Trường ĐH Luật TP.HCM với nhiều tổ hợp như sau:
Đối với thí sinh chọn tổ hợp KHXH thì có thể đăng kí các nguyện vọng:
Nguyện vọng 1: Ngành Luật tổ hợp D01;
Nguyện vọng 2: Ngành Luật Thương mại quốc tế tổ hợp D01;
Nguyện vọng 3: Ngành Ngôn ngữ Anh tổ hợp D01;
…
Đối với thí sinh chọn tổ hợp KHTN thì có thể đăng kí các nguyện vọng:
Nguyện vọng 1: Ngành Luật tổ hợp A01;
Nguyện vọng 2: Ngành Quản trị - Luật tổ hợp A01;
Nguyện vọng 3: Ngành Quản trị kinh doanh tổ hợp A01;
…
Lưu ý: Khi chọn phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng, thí sinh được đăng ký một ngành hoặc nhiều ngành với nhiều tổ hợp thuộc cả ban KHTN và ban KHXH nếu thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện ở đối tượng dùng để xét tuyển.
Trường Đại học Luật TP.HCM không đào tạo ngành Luật Kinh tế.
Bạn có thể tham khảo Ngành Luật và Ngành Luật Thương mại quốc tế của Trường. Trong đó:
Ngành Luật được xây dựng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung và tập trung vào tất cả các lĩnh vực pháp luật (thương mại, dân sự, quốc tế, hình sự, hành chính).
Ngành Luật Thương mại quốc tế sẽ giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với những kiến thức về pháp luật thương mại quốc tế, pháp luật của hệ thống thương mại thế giới WTO, thiết chế thương mại khu vực mà Việt Nam là thành viên như ASEAN, hay pháp luật thương mại của các đối tác quan trọng của Việt Nam.
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh không tổ chức thi Đánh giá năng lực của Trường từ năm 2020 và không sử dụng kết quả ĐGNL của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Thay vào đó, trong năm 2024 trường tiếp tục xét tuyển theo 2 Phương thức bao gồm:
+ Phương thức 1: Xét tuyển thẳng/ Xét tuyển sớm bao gồm 3 Đối tượng
+ Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Những thông tin chi tiết nhất về phương thức tuyển sinh 2024, mời bạn xem tại các kênh thông tin chính thống của Trường.
Các bạn thí sinh chọn thi ban tự nhiên cũng có thể học ngành Luật. Vì trong ngành Luật, ngoài việc bạn phải tiếp xúc với các quy định “toàn chữ" thì bạn còn phải có một bộ óc nhạy bén, tư duy logic, kỹ năng trình bày chặt chẽ… để có thể tính toán, phân tích những vấn đề liên quan đến chia thừa kế, tính thuế, tính mức phạt tù và ti tỉ những kiến thức khác cần các bạn phải vận dụng những kỹ năng của người học ban tự nhiên. Ngoài ra, Trường có xét tuyển các tổ hợp A00, A01 đối với các ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị - Luật, Quản trị kinh doanh nên dù thi ban xã hội hay ban tự nhiên thì các thí sinh vẫn có thể xét tuyển vào Trường.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể như số lượng thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển sớm, chỉ tiêu ngành học, số lượng đối tượng xét vào ngành mà mức điểm sẽ thay đổi qua từng năm. Đối với năm 2024, mức điểm trúng tuyển vào ngành là:
Danh sách các trường thuộc diện ưu tiên trong Đối tượng 3 thuộc Phương thức xét tuyển 1 là Danh sách “Các trường THPT thuộc diện được ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”. Danh sách này được ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh công bố hằng năm, phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo của danh sách các năm trước để xem có các trường nào thuộc diện được ưu tiên.
Các Đối tượng và Phương thức xét tuyển đều độc lập với nhau nên thí sinh có thể đặt thứ tự nguyện vọng và số lượng nguyện vọng riêng cho từng đối tượng mà không cần phải đặt một thứ tự duy nhất cho tất cả các đối tượng. Ngoài ra, Nhà trường cũng không giới hạn số lượng nguyện vọng nên thí sinh có thể đặt nguyện vọng nhiều ngành, mỗi ngành nhiều tổ hợp xét tuyển để tăng khả năng trúng tuyển.
Có thể nói các nghề nghiệp như Luật sư hay Thẩm phán v.v. là mục tiêu của phần lớn các bạn khi học tại trường. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng đó là các nghề nghiệp đặc thù, có những yêu cầu riêng. Nhìn chung, bạn phải là Cử nhân Luật và sau đó theo học các lớp đào tạo nghiệp vụ và trải qua một số bài kiểm tra.
Là sinh viên Trường ĐH Luật TP. HCM cũng như học chuyên ngành Luật thì ắt hẳn đáp ứng điều kiện thứ nhất sẽ là bước đi đầu vững chắc, là bệ phóng cho các bạn hoàn thành các điều kiện sau.
Trở lại với câu hỏi học Luật gì để làm các ngành trên, câu trả lời là bạn chỉ cần học ngành Luật, bất cứ chuyên ngành Luật nào. Vì khi tốt nghiệp các bạn đều được cấp tấm bằng mang tên ‘Cử nhân Luật' và khi đó, bạn đã chinh phục được bước đi đầu tiên trên con đường trở thành Luật sư hay Thẩm phán rồi đấy.
Phương thức 1 - đối tượng 3 dành cho các Thí sinh học tại các trường THPT theo Danh sách “Các trường THPT thuộc diện được ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh” bao gồm 04 điều kiện. Trong đó điều kiện 3 yêu cầu Kết quả học tập của từng năm Lớp 10, 11 và 12 đạt loại giỏi và điểm trung bình cộng của 03 năm từ 24,5 trở lên.Như vậy, kết quả của một kỳ không đạt loại giỏi sẽ không ảnh hưởng đến điều kiện 3, chỉ cần kết quả cả năm đạt loại giỏi là được. Nếu học lực của cả 03 năm đạt loại giỏi và đáp ứng được tất cả điều kiện mà Trường đưa ra thì chắc chắn sẽ được xét tuyển bạn nhé!
Đối tượng 3 thuộc Phương thức 1 của dành cho các thí sinh học tại các trường THPT theo Danh sách “Các trường THPT thuộc diện được ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh".
Trong đó, điều kiện 2 của Đối tượng này quy định thí sinh phải học đủ 03 năm tại các trường THPT có tên trong danh sách nói trên. Như vậy, nếu em chỉ học 2 năm (lớp 11 và lớp 12) tại trường nằm trong danh sách thì chưa đáp ứng điều kiện xét tuyển Đối tượng 3.
Nắm bắt được nhu cầu xã hội, xu hướng sử dụng lao động trong thời đại mới và triển vọng phát triển của ngành QTKD, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh đã đưa ngành học này vào giảng dạy tại Nhà trường. Là cơ sở đào tạo chuyên về pháp luật, nhưng chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh tại Trường lại mang những ưu điểm vượt trội sau:
+ Sinh viên được tiếp cận kiến thức chuyên sâu về Kinh doanh không chỉ dưới góc độ kinh tế mà còn cả dưới góc độ pháp lý;
+ Ngoài học về quản trị và kinh doanh như ở bao trường khác, sinh viên còn được tiếp cận các môn học về pháp luật như: Luật lao động, Luật cạnh tranh, Pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ; Luật Thương mại quốc tế, Luật kiểm toán, kế toán;...
+ Cơ hội việc làm rộng mở khi bạn tốt nghiệp từ Trường đại học danh tiếng, là cơ sở đào tạo Luật hàng đầu phía Nam và là một trong hai Trường trọng điểm của cả nước về đào tạo cán bộ Pháp lý. Sau khi ra Trường có thể thoải mái lựa chọn hướng đi trong công việc. Từ làm tại những vị trí đặc thù trong các doanh nghiệp cho đến tự khởi nghiệp, xây dựng sự nghiệp riêng.
1. Địa điểm
Ai bảo học Luật khô khan, chứ Ulawer chưa bao giờ thấy vậy. Tại vì sao hở, tại vì 1-2 lần mỗi tuần bạn sẽ được bổ sung độ ẩm tự nhiên tại Hồ bơi Vân Đồn cơ sở 1 và 2 quận 4 đấy.
2. Outfit
Quy định về trang phục bơi chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của các tân sinh viên phải không nè? Trường không có quy định cụ thể, tuy nhiên các bạn phải tuân thủ theo quy định của hồ bơi cũng như đảm bảo phong cách sinh viên Luật nhé. Trang-phục-bơi-đạt-yêu-cầu’s check. (Có thể đưa một số ảnh mạng và bảng quy định của hồ bơi)
4. “Sinh viên có vấn đề về sức khỏe thì sẽ được miễn môn thể chất ”
Trong trường hợp này Trường sẽ có môn học thay thế thú vị không kém dành cho bạn nha. Đó chính là cầu lông. Những việc bạn cần làm là liên hệ Phòng Đào tạo để được hướng dẫn, nộp giấy chứng nhận sức khỏe và xách vợt đi học cầu lông thôi.
Ở đối tượng 2, Nhà trường xét tuyển sớm đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật. Đối với Tiếng Anh, Nhà trường sử dụng chứng chỉ IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 65 điểm trở lên. Với tiếng Nhật, nếu có chứng chỉ JLPT đạt từ N3 trở lên, các bạn sẽ có thể nộp hồ sơ xét tuyển theo phương thức 1 dành cho đối tượng 2. Trường hợp thí sinh có chứng chỉ tiếng Pháp DELF từ B1 và TCF từ 300 điểm trở lên cũng sẽ có thể đáp ứng điều kiện.
Lưu ý: Dù lựa chọn chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Nhật, thí sinh cũng đều cần đáp ứng đủ cả điều kiện về điểm trung bình cộng của 05 học kỳ THPT của 03 môn thuộc Tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ phải thỏa mãn điều kiện đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Như vậy, nếu các bạn thí sinh dùng chứng chỉ tiếng Pháp để xét tuyển thì vẫn không có bất lợi hay lợi thế gì nhé.
Đối tượng 2 của phương thức 1 dành cho các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Đây là đối tượng luôn thu hút nhiều sự quan tâm với đông đảo các thí sinh nộp đơn xét tuyển hằng năm. Trường hợp nếu có quá nhiều hồ sơ nộp theo đối tượng 2 thì nhà trường sẽ xét tuyển dựa trên nguyên tắc xét trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Thứ nhất, điểm của chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
Thứ hai, điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (được làm tròn đến 01 chữ số thập phân)
Thứ ba, điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT của môn chính thuộc tổ hợp xét tuyển. Ví dụ: Khối A00, A01 là môn Toán; Khối D01, C00 là môn Văn;...
Nếu bạn đã đủ điều kiện xét tuyển theo phương thức 1, đừng ngần ngại nộp đơn. Chúc tất cả các bạn thí sinh sẽ thật thành công, may mắn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới và đậu vào ngôi trường mình mơ ước nhé!
Trước tiên chúng mình cùng nhau tìm hiểu về Đối tượng 2 của phương thức Xét tuyển sớm nhé!
Đối tượng 2 dành cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn thời hạn có giá trị, dự kiến đến ngày 30/6/2024 (nếu chứng chỉ có quy định về thời hạn), với những điều kiện cụ thể như:
Điều kiện 1: Đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương);
Điều kiện 2: Có 1 trong số các chứng chỉ sau đây:
Điều kiện 3: Điểm trung bình cộng của 05 học kỳ THPT (gồm năm Lớp 10, Lớp 11 và học kỳ 1 năm Lớp 12) của 03 môn thuộc Tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên.
Như vậy, có thể thấy là học lực của một năm học không phải là một trong những điều kiện của Đối tượng 2 phương thức xét tuyển sớm. Chính vì thế mà kết quả học tập có một năm đạt loại khá sẽ không ảnh hưởng đến cơ hội cũng như kết quả trúng tuyển của đối tượng xét tuyển này đâu nhé!
Đối với Phương thức 1, các bạn có thể đăng ký xét tuyển sớm theo tổ hợp 3 môn khối xã hội và chọn khối tự nhiên để thi tốt nghiệp THPT, hoặc ngược lại.
Tuy nhiên, đối với Phương thức 2, thí sinh chỉ được lựa chọn duy nhất khối tự nhiên hoặc khối xã hội để thi tốt nghiệp THPT và sử dụng tổ hợp 3 môn của khối thi đó để đăng ký nguyện vọng trên web của Bộ giáo dục nhé.
Vì vậy, các bạn thí sinh hãy lựa chọn khối thi, tổ hợp môn phù hợp với ngành học mình mong muốn và thế mạnh của bản thân nhé!
Trong trường hợp trên thì bạn hoàn toàn yên tâm là không bị ảnh hưởng đến việc xét tuyển bởi vì Đối tượng 3 của Phương thức 1 yêu cầu kết quả học tập của thí sinh từng năm lớp 10, 11, 12 đạt loại giỏi. Do đó, nếu chỉ có một học kì 1 lớp 11 của bạn đạt loại khá nhưng cả năm lớp 11 đạt loại giỏi, đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác của đối tượng này thì hãy cứ tự tin, mạnh dạn gửi hồ sơ xét tuyển sớm về cho Nhà trường thôi nào!
Ngành Luật;
Ngành Quản trị kinh doanh;
Ngành Ngôn ngữ Anh.
2,5 năm
Học 4 buổi tối trong 1 tuần
Cơ sở học: Nguyễn Tất Thành
Dự kiến tuyển tối đa 03 đợt trong năm:
- Đợt 1: từ tháng 5 đến tháng 6;
- Đợt 2: từ tháng 8 đến tháng 9;
- Đợt 3: từ tháng 11 đến tháng 12.
Lệ phi xét tuyển (tiếp nhận hồ sơ, nhập dữ liệu, xét duyệt hồ sơ và các chi phí khác): 600.000 đồng/hồ sơ/thí sinh.
Hình thức đào tạo, ngành đào tạo và đối tượng dự tuyển |
Dự kiến năm học(*) |
||
2024-2025 |
2025-2026 |
Học kỳ 1 năm 2026-2027 |
|
Đào tạo chính quy trình độ đại học ngành Quản trị kinh doanh đối với đối tượng đã tốt nghiệp 1 bằng đại học |
22.800.000 |
22.800.000 |
11.400.000 |
Đào tạo chính quy trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh pháp lý đối với đối tượng đã tốt nghiệp 1 bằng đại học |
25.200.000 |
25.200.000 |
12.600.000 |
Đào tạo chính quy trình độ đại học ngành Luật đối với đối tượng đã tốt nghiệp 1 bằng đại học |
31.680.000 |
31.680.000 |
15.840.000 |
- Phòng Đào tạo - Phòng A.102 (Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh – Cơ sở Nguyễn Tất Thành)
- Điện thoại liên hệ: (028) 3940.0989 – số nội bộ 112
Thành phần hồ sơ thí sinh phải chuẩn bị:
(i) Một “phiếu đăng ký tuyển sinh” (thí sinh tải mẫu tại địa chỉ: https://daotao.hcmulaw.edu.vn, chọn mục “Văn bản”/ “Hồ sơ tuyển sinh VB2CQ”);
(ii) Một “phiếu quản lý hồ sơ thí sinh dự tuyển” (thí sinh tải mẫu tại địa chỉ: https://daotao.hcmulaw.edu.vn, chọn mục “Văn bản”/ “Hồ sơ tuyển sinh VB2CQ”);
(iii) Một bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) văn bằng tốt nghiệp đại học hình thức chính quy hoặc bản chính Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Giấy cam kết. Riêng đối với thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sẽ phải nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực: (i) Giấy công nhận văn bằng tốt nghiệp đại học của Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo; và (ii) Bản dịch (gồm văn bằng và bảng điểm học tập) từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
(iv) Một bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) bảng điểm học tập (phù hợp với văn bằng hoặc Giấy chứng nhận nêu trên);
(v) Một bản sao (có công chứng hoặc chứng thực) Giấy khai sinh hoặc Thẻ Căn cước công dân;
(vi) Hai ảnh 2x3 trong thời hạn 6 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.
- Xét tuyển dựa vào bằng tốt nghiệp đại học hình thức chính quy, khi có số lượng thí sinh tham gia dự tuyển không vượt quá chỉ tiêu đối với từng ngành đào tạo của đợt tuyển sinh đó;
- Xét tuyển dựa vào bằng tốt nghiệp đại học hình thức chính quy và điểm trung bình tích lũy toàn khóa (được làm tròn đến 2 chữ số thập phân) cho đến khi đủ chỉ tiêu, khi có số lượng thí sinh tham gia dự tuyển vượt quá chỉ tiêu đối với từng ngành đào tạo của đợt tuyển sinh đó. Điểm trung bình tích lũy toàn khóa (được làm tròn đến 2 chữ số thập phân) được xác định như sau:
(i) Đối với thí sinh được đào tạo và cấp bằng theo “Phương thức tổ chức đào tạo theo niên chế”: điểm trung bình tích lũy toàn khóa học của thí sinh được tính theo thang điểm 10;
(ii) Đối với thí sinh được đào tạo và cấp bằng theo “Phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ”: điểm trung bình tích lũy toàn khóa học của thí sinh được tính theo thang điểm 4.
Thời gian tuyển sinh: (theo thông báo tuyển sinh hàng năm)
- Cao học: Một năm tuyển sinh 02 đợt: thường vào tháng 3 và tháng 8
- Tiến sĩ: Mỗi năm tuyển sinh 01 đợt thường vào tháng 10
Trường Đại học Luật TP.HCM, Cơ sở Nguyễn Tất Thành, Quận 4
Tổng học phí chương trình đào tạo thạc sĩ dự kiến là 99.760.000 đồng/người học. Trong đó, học phí đóng trong năm học 2022-2023 là 46.880.000 đồng/người học; học phí đóng trong năm học 2023-2024 là 52.880.000 đồng/người học.
1. Yêu cầu đối với người dự tuyển là người Việt Nam:
a) Đã tốt nghiệp "Cử nhân Luật"
b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ quốc tế theo bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 và bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại Phụ lục I của Thông báo này.
c) Ứng viên đáp ứng yêu cầu có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau: - Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục II của Quy định này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
2. Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt, đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có).
- Phòng Đào tạo Sau đại học (Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh – Cơ sở Nguyễn Tất Thành)
- Điện thoại liên hệ: (028) 3940.0989 – số nội bộ 118
(1) Luật Hiến pháp và Luật Hành chính;
(2) Luật Dân sự và tố tụng dân sự;
(3) Luật Hình sự và tố tụng hình sự;
(4) Luật Kinh tế;
(5) Luật Quốc tế
Thi tuyển kết hợp với xét tuyển
a) Phương thức thi tuyển áp dụng cho việc đánh giá năng lực ngoại ngữ tiếng Anh đầu vào
cho người dự tuyển không có các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh được quy định tại Mục
“Đối tượng và điều kiện người dự tuyển” của Thông báo này.
Dạng thức đề thi: Đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tiếng Anh Bậc 3 theo Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm 04 kỹ năng: Nghe, nói, đọc viết. (Có thể tham khảo mô
tả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tại Thông tư số: 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm
2014 ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
b) Phương thức xét tuyển thông qua phỏng vấn áp dụng cho việc đánh giá năng lực kiến
thức ngành học của người dự tuyển.
- Lệ phí thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tiếng Anh đầu vào: 420.000 đồng/01 thí sinh.
- Lệ phí ôn tập ngoại ngữ tiếng Anh: 400.000 đồng/01 người dự tuyển.
- Lệ phí phỏng vấn: 420.000 đồng/01 người dự tuyển.
Gồm 02 bước:
- Bước thứ nhất: Xét hồ sơ
+ Đối với định hướng nghiên cứu căn cứ vào các kết quả học tập ở bậc cử nhân; đối tượng
ưu tiên; thành tích nghiên cứu khoa học...số điểm tối ta là 70 điểm.
+ Đối với định hướng ứng dụng căn cứ vào kết quả học tập ở bậc cử nhân; đối tượng ưu tiên;
thành tích nghiên cứu khoa học đã có; kinh nghiệm công tác...số điểm tối đa là 70 điểm.
- Bước thứ hai: Ban chuyên môn phỏng vấn trực tiếp người dự tuyển về các nội dung
(kiến thức nền tảng khoa học pháp lý và hiểu biết về ngành đào tạo dự tuyển; kỹ năng) và kết quả
phỏng vấn chiếm tối đa 30 điểm.
1. Đối tượng ưu tiên
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ
đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học,
cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận
công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy
định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu
quả của chất độc hóa học.
2. Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Thông báo này (bao gồm cả người thuộc
nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 10 điểm (thang điểm 100) cho kết quả phỏng vấn năng lực
kiến thức ngành học của người dự tuyển.
Để được hưởng chính sách ưu tiên, thí sinh phải có đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ chứng
minh về việc được hưởng chính sách ưu tiên tại thời điểm nộp hồ sơ. Nhà trường thực hiện việc
xét và công nhận thí sinh đủ điều kiện hưởng chính sách ưu tiên trên cơ sở giấy tờ có trong hồ sơ
dự thi của thí sinh vào thời điểm xét hồ sơ. Nhà trường không có trách nhiệm thông báo cho thí
sinh về việc không có hoặc còn thiếu các loại giấy tờ chứng minh việc hưởng chính sách ưu tiên.
1. Văn bằng 1:
- Ngành Luật;
- Ngành Quản trị kinh doanh.
2. Văn bằng 2:
- Ngành Luật;
- Ngành Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Anh văn pháp lý);
- Ngành Quản trị kinh doanh.
4.5 năm với văn bằng 1 và 03 năm đối với văn bằng 2
600.000 đồng/ hồ sơ/thí sinh
Học 4 buổi tối trong 1 tuần
- Đợt 1: từ tháng 5 đến tháng 6;
- Đợt 2: từ tháng 8 đến tháng 9;
- Đợt 3: từ tháng 11 đến tháng 12.
1. Văn bằng 1: Học phí: học phí năm học đóng thành 02 đợt, theo học kỳ.
Hình thức đào tạo, ngành đào tạo và đối tượng dự tuyển |
Dự kiến năm học(*) |
||||
2024-2025 |
2025-2026 |
2026-2027 |
2027-2028 |
Học kỳ 1 2028-2029 |
|
Đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học ngành Quản trị kinh doanh đối với đối tượng đã tốt nghiệp THPT |
21.800.000 |
21.800.000 |
21.800.000 |
21.800.000 |
10.900.000 |
Đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học ngành Luật đối với đối tượng đã tốt nghiệp THPT |
26.500.000 |
26.500.000 |
26.500.000 |
26.500.000 |
13.250.000 |
2. Văn bằng 2: Học phí: học phí năm học đóng thành 02 đợt, theo học kỳ.
Hình thức đào tạo, ngành đào tạo và đối tượng dự tuyển |
Dự kiến năm học(*) |
||
2024-2025 |
2025-2026 |
2026-2027 |
|
Đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học ngành Quản trị kinh doanh đối với đối tượng đã tốt nghiệp 1 bằng đại học |
19.000.000 |
19.000.000 |
19.000.000 |
Đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành tiếng Anh pháp lý đối với đối tượng đã tốt nghiệp 1 bằng đại học |
21.000.000 |
21.000.000 |
10.500.000 |
Đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học ngành Luật đối với đối tượng đã tốt nghiệp 1 bằng đại học |
26.400.000 |
26.400.000 |
26.400.000 |
Bằng vừa làm vừa học có giá trị ngang bằng với bằng chính quy. Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ 01/7/2019, cả 02 hình thức đào tạo vừa làm vừa học và chính quy đều được xây dựng trên cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn. Do đó, hình thức đào tạo sẽ không được ghi trên văn bằng.
Theo một số đánh giá từ phía các giảng viên, sinh viên vừa làm vừa học thường nắm bắt kiến thức tốt hơn và có nhiều lý giải sáng tạo khi tiếp cận nội dung học tập. Với nền tảng chuyên môn sẵn có khi đi làm, họ thường vận dụng được ngay những kiến thức pháp luật mà giảng viên vừa truyền đạt vào thực tiễn công việc, từ đó xử lý công việc hiệu quả hơn. Đây đúng là một điểm mạnh của sinh viên hệ vừa làm vừa học so với hệ chính quy.
Nhằm mở ra những cơ hội học tập tốt nhất cho thí sinh yêu thích ngành Luật, chương trình đào tạo ngành Luật hệ Vừa làm vừa học tập hợp những ưu thế nổi bật:
- Thời gian học xen kẽ vào các buổi tối trong tuần, giúp người học không bị ảnh hưởng bởi thời gian làm việc ;
- Người học được tiếp cận với chương trình học theo chuẩn đào tạo chung với nhiều môn học thiết thực, đặc biệt người học có thể lựa chọn các môn học tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình;
- Người học chỉ cần tích lũy đủ số tín chỉ trong vòng 4.5 năm (VB1) và 03 năm (VB2) là có thể xét tốt nghiệp;
- Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Cử nhân Luật, được quyền dự tuyển và theo học chương trình Cao học Luật, Nghiên cứu sinh để lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ Luật học; được theo học các khóa đào tạo ngắn hạn để lấy chứng chỉ hành nghề Luật sư, Công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;
Đối với chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học thí sinh không cần thi tuyển mà thay vào đó chỉ xét tuyển các hồ sơ theo yêu cầu.
1. Đối tượng tuyển sinh:
- VB1 hệ vừa làm vừa học dành cho người chưa có bằng Đại học.
- VB2 hệ vừa làm vừa học dành cho sinh viên đã tốt nghiệp 01 bằng Đại học (khác bằng Cử nhân Luật) và có mong muốn tiếp tục học.
2. Thời gian đào tạo
- VB1 hệ vừa làm vừa học thời gian đào tạo là 4,5 năm.
- VB2 hệ vừa làm vừa học thời gian đào tạo là 03 năm.
Học viên vừa làm vừa học có thể chuyển trường được. Điều kiện là trường học viên chuyển đến và trường học viên chuyển đi đồng ý chấp nhận; học viên không được chuyển trường trong năm học thứ nhất và năm học cuối cùng.
Hồ sơ tuyển sinh: bao gồm
a) Phiếu đăng ký dự thi (có mẫu); download tại: http://www.hcmulaw.edu.vn\thông báo tuyển sinh\hệ vừa làm vừa học (tại mục 7);
b) 02 ảnh chân dung cỡ 2x3 cm, 02 ảnh 3x4 cm, trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
d) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời trung học phổ thông (đối với những người dự thi ngay trong năm tốt nghiệp) hoặc bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp CĐ hoặc ĐH;
đ) 01 Bản sao giấy khai sinh; CMND/CCCD (Có chứng thực).
e) 02 phong bì dán sẵn tem (tem theo giá hiện hành của bưu điện) và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
f) Lưu ý: Hồ sơ tuyển sinh được cho vào 1 bì thư lớn trước khi nộp.
Hồ sơ tuyển sinh: bao gồm
a) Phiếu đăng ký dự thi (có mẫu); download tại: http://www.hcmulaw.edu.vn\thông báo tuyển sinh\hệ vừa làm vừa học (tại mục 7);
b) 02 ảnh chân dung cỡ 2x3 cm, 04 ảnh 4x6 cm, trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
c) Bản sao bằng tốt nghiệp phổ thông trung học và đại học (có chứng thực sao y);
d) 01 bản sao giấy khai sinh; CMND/CCCD (có chứng thực sao y);
đ) 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
e) Lưu ý: Hồ sơ tuyển sinh được cho vào 1 bì thư lớn trước khi nộp.
Phòng Quản lý hệ VLVH - Phòng A101, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh – Cơ sở Nguyễn Tất Thành, Số 02, đường Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG |
DANH MỤC HỒ SƠ CẦN NỘP (Bản sao chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc) |
Đối tượng 1.1: Người có công với cách mạng. - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh. |
- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục V); - Bản sao chứng thực Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công được xác định theo theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội. |
Đối tượng 1.2: - Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; - Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; - Con của anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; - Con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến. |
- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục V); - Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng thân nhân người có công với cách mạng được xác định theo theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Văn phòng Quốc hội. - Bản sao chứng thực giấy khai sinh |
Đối tượng 1.3: Sinh viên là con liệt sỹ | |
Đối tượng 1.4: Sinh viên là con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh | |
Đối tượng 1.5: Sinh viên là con của bệnh binh | |
Đối tượng 1.6: Sinh viên là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học | |
Đối tượng 2 (*): Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học giáo dục đại học văn bằng thứ nhất mồ côi, không có nguồn nuôi dưỡng thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại điều 5, Nghị định 20/2021/NĐ-CP |
- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục V); - Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. |
Đối tượng 3: Sinh viên khuyết tật. |
- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục V); - Bản sao chứng thực Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện. |
Đối tượng 4: Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo |
- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục V); - Bản sao chứng thực Giấy khai sinh; - Bản sao chứng thực Giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND xã cấp; Lưu ý: Hồ sơ nộp đầu mỗi năm học theo sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo. Lưu ý: Hồ sơ nộp đầu mỗi năm học theo sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo. |
Đối tượng 5: Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người (La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu), có hộ khẩu thường trúở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền |
- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục V); - Bản sao chứng thực Giấy khai sinh; - Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc). |
Đối tượng 8: Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân | Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục V) |
(*): Quy định cụ thể Đối tượng 2: SV từ 16-22 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Đối tượng 6: Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục V);
- Bản sao chứng thực Giấy khai sinh;
- Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc).
(*): Quy định cụ thể Đối tượng 6: Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Sinh viên tra cứu các văn bản sau đây:
- Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2021 về Phê duyệt danh sách xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định 612/QĐ-UBDT năm 2021 phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành;
- Quyết định 353/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biến và hải đảo giai đoạn 2021-2025 do Thủ tưởng Chính phủ ban hành;
- Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, thôn đặc biệt 204 khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số vùng miền núi (nếu có).
Đối tượng 7: Sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục V);
- Bản sao y chứng thức Giấy khai sinh;
- Bản sao chứng thực Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp.
Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí làm Giấy đề nghị MGHP (theo mẫu thống nhất của Trường), kèm theo giấy tờ chứng minh đối tượng được xét miễn, giảm học phí và nộp cho Phòng Công tác sinh viên, cụ thể:
- Thời gian: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày đầu mỗi học kỳ, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí chỉ phải làm 02 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập.
- Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì mỗi năm phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp theo năm để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí cho kỳ học tiếp theo.
(Trường sẽ có thông báo cụ thể vào đầu mỗi học kỳ và đăng trên website: pctsv@hcmulaw.edu.vn)
Địa điểm nộp: Phòng Công tác sinh viên A103 cơ sở Nguyễn Tất Thành
Trường sẽ không nhận hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm học phí nếu các giấy tờ kèm theo không hợp lệ và không nộp theo đúng thời gian quy định. Mọi thắc mắc sinh viên liên hệ Phòng Công tác sinh viên A103 cơ sở Nguyễn Tất Thành Email: miengiam@hcmulaw.edu.vn; ctctsv@hcmulaw.edu.vn, Zalo và điện thoại hỗ trợ: 0899472247
Sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện từ 70 điểm trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng thì được xét, cấp HBKKHT trong một học kỳ (5 tháng) theo các mức sau:
+ Mức học bổng loại Khá: sinh viên có điểm trung bình chung học tập đạt loại khá và có kết quả điểm rèn luyện từ loại khá trở lên, mức học bổng trị giá bằng 50% học phí chương trình đào tạo/1 tháng x 5 tháng/1 học kỳ;
+ Mức học bổng loại Giỏi: sinh viên có điểm trung bình chung học tập đạt loại giỏi và có kết quả điểm rèn luyện từ loại giỏi trở lên, mức học bổng trị giá bằng 100% học phí chương trình đào tạo/1 tháng x 5 tháng/1 học kỳ;
+ Mức học bổng loại Xuất sắc: sinh viên có điểm trung bình chung học tập đạt loại xuất sắc và có kết quả điểm rèn luyện loại xuất sắc, mức học bổng trị giá bằng 150% học phí chương trình đào tạo/1 tháng x 5 tháng/1 học kỳ.
Đây là gói học bổng được tài trợ bởi Quỹ hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Luật Tp. HCM. Chi tiết:
+ Trường hợp đối tượng là Thủ khoa tuyển sinh theo khối thi, có 4 suất học bổng với giá trị học bổng theo Quyết định của Hội đồng xét cấp học bổng;
+ Học bổng “Thắp sáng ước mơ”: trường hợp đối tượng là sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2019-2020 nhưng có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Số suất học bổng tùy vào tình hình thực tế của sinh viên. Mức học bổng được cấp sẽ bằng tiền mặt hoặc hiện vậy, tài liệu học tập tối đa bằng 100% học phí các lớp chính quy đại trà;
+ Học bổng “Thắp sáng ước mơ”: trường hợp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học tập (ưu tiên sinh viên thuộc diện: mồ côi, khuyết tật, dân tộc ít người có hoàn cảnh khó khăn). Số suất học bổng tùy vào tình hình thực tế của sinh viên. Mức học bổng được cấp sẽ bằng tiền mặt hoặc hiện vậy, tài liệu học tập tối đa bằng 100% học phí các lớp chính quy đại trà.
- Học bổng “Tiếp sức đến trường” cho Tân sinh viên Trường ĐH Luật Tp.HCM của Quỹ Hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Luật Tp. HCM. Đối tượng sinh viên xét học bổng phải đảm bảo các tiêu chí sau: tân sinh viên trúng tuyển vào Trường Đại học Luật Tp. HCM có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có khả năng đóng học phí. Mức học bổng được cấp sẽ bằng tiền mặt hoặc hiện vậy, tài liệu học tập tối đa bằng 100% học phí các lớp chính quy đại trà;
- Học bổng Thắp sáng niềm tin (100 suất cho cả nước, giá trị học bổng là 12.000.000đ/suất), đối tượng sinh viên xét học bổng phải đảm bảo các tiêu chí sau: hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, điểm xét tuyển ≥ 20 điểm (không môn nào dưới 5), 3 năm THPT đạt tiên tiến trở lên, có tinh thần vươn lên trong học tập, chưa nhận học bổng nào khác;
- Học bổng Cathay (4 suất, giá trị học bổng là 16.000.000đ/suất), đối tượng sinh viên xét học bổng phải đảm bảo các tiêu chí sau: điểm thi THPT Quốc gia ≥ 20 điểm, có hạnh kiểm tốt, ưu tiên cho các sinh viên thuộc diện chính sách: mồ côi, dân tộc thiểu số hoặc sống ở vùng sâu vùng xa…;
- Học bổng Kumho Asiana (1 suất x 4 năm, giá trị học bổng là 4.300.000đ/suất), đối tượng sinh viên xét học bổng phải đảm bảo các tiêu chí sau: tân sinh viên có điểm đầu vào cao, ưu tiên sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chưa nhận học bổng nào khác.
Hiện tại với 03 ngành đang đào tạo, nhà trường có 07 chương trình đào tạo chất lượng cao, gồm:
- Ngành Luật, giảng dạy bằng tiếng Anh, định hướng Luật Thương mại - Luật Dân sự - Luật Quốc tế;
- Ngành Luật, tăng cường tiếng Anh, định hướng Luật Thương mại - Luật Dân sự - Luật Quốc tế;
- Ngành Luật, tăng cường tiếng Anh, định hướng Luật Hành chính - Tư pháp;
- Ngành Luật, tăng cường tiếng Pháp;
- Ngành Luật, tăng cường tiếng Nhật;
- Ngành Quản trị - Luật, tăng cường tiếng Anh;
- Ngành Quản trị kinh doanh, tăng cường tiếng Anh.
Đối với ngành Luật Thương mại quốc tế nhà trường chưa tổ chức lớp đào tạo theo mô hình chất lượng cao vì theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tại thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học) thì để mở lớp đào tạo chương trình chất lượng cao phải có ít nhất 03 khóa đào tạo đại trà tốt nghiệp, tuy nhiên, ngành Luật Thương mại quốc tế mới được nhà trường đào tạo từ năm 2017 nên chưa có khóa tốt nghiệp đối với ngành này.
Các bạn có nguyện vọng học chất lượng cao cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Khi đã trúng tuyển vào Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, bạn phải làm đơn đăng ký vào học tại chương trình đào tạo chất lượng cao vào ngày đến trường làm thủ tục nhập học;
Bước 2: Bạn phải tham gia vào kỳ kiểm tra trình độ tiếng Anh do nhà trường tổ chức, cấu trúc đề thi tiếng Anh theo hình thức trắc nghiệm với hai kỹ năng Reading – Listening;
Bước 3: Nếu điểm kiểm tra tiếng Anh đạt từ 350 – 400 điểm theo chuẩn TOEIC (tùy tình hình từng khóa mà nhà trường sẽ quyết định điểm chuẩn cho phù hợp) sẽ trúng tuyển vào chương trình đào tạo chất lượng cao. Kết quả này còn sử dụng cho việc bố trí lớp học, nhà trường sẽ bố trí các sinh viên tương ứng về trình độ tiếng Anh sẽ học chung với nhau, giúp cho quá trình giảng dạy và bồi dưỡng phù hợp hơn.
Trường hợp bạn muốn tham gia lớp chất lượng cao ngành Luật tăng cường tiếng Pháp và tiếng Nhật thì không phải tham gia kiểm tra trình độ ngoại ngữ đầu vào.
Nếu bạn đã có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế (tương đương 400 điểm TOEIC trở lên), bạn có thể nộp về cho trường để được xét miễn kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào.
Nếu bạn đang theo học chương trình chất lượng cao nhưng có mong muốn chuyển sang chương trình đào tạo đại trà, Nhà trường sẽ xem xét nguyện vọng và cho phép bạn về học tại chương trình đào tạo đại trà theo khoa trúng tuyển ban đầu khi vào trường.
Nếu bạn là sinh viên năm thứ hai, thứ ba của ngành Luật và ngành Quản trị kinh doanh hoặc là sinh viên năm thứ hai, thứ ba, thứ tư của ngành Quản trị - Luật chương trình đào tạo đại trà, bạn có thể làm đơn xin chuyển lên học chương trình đào tạo chất lượng cao nếu đáp ứng điều kiện về trình độ ngoại ngữ tại thời điểm có mong muốn chuyển đổi giữa chương trình đào tạo đại trà và chương trình đào tạo chất lượng cao.
Nếu bạn đáp ứng đầy đủ chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao mà bạn đang theo học, bạn sẽ được cấp bằng như sau:
- Chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh: Cử nhân Quản trị kinh doanh Chất lượng cao;
- Chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Quản trị - Luật: Cử nhân Quản trị kinh doanh Chất lượng cao và Cử nhân Luật Chất lượng cao;
- Chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Luật: Cử nhân Luật Chất lượng cao.
Lưu ý: Trường hợp sinh viên không đáp ứng được các điều kiện của chuẩn đầu ra để tốt nghiệp chương trình đào tạo chất lượng cao của ngành theo quy định của Nhà trường, sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp theo chương trình đào tạo đại trà (nếu đáp ứng các điều kiện của chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo đại trà đó).
Sinh viên đang theo học chương trình đào tạo chất lượng cao hoặc chương trình đào tạo đại trà có thể thực hiện hoạt động liên thông như sau:
- Đối với sinh viên đang theo học chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật có thể liên thông chương trình đào tạo đại trà hoặc chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh;
- Đối với sinh viên đang theo học chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh có thể liên thông chương trình đào tạo đại trà hoặc chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật;
- Đối với sinh viên đang theo học chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật, chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh có thể liên thông với chương trình đào tạo đại trà ngành Ngôn ngữ anh chuyên ngành Anh văn pháp lý;
- Đối với sinh viên đang theo ngành Ngôn ngữ anh chuyên ngành Anh văn pháp lý có thể liên thông sang chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật hoặc chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh;
- Đối với sinh viên đang theo học chương trình đại trà ngành Luật có thể liên thông sang chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh; sinh viên theo học chương trình đại trà ngành Quản trị kinh doanh có thể liên thông sang chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật.
Lưu ý: khi sinh viên muốn liên thông giữa các ngành, các chương trình đào tạo phải đáp ứng các điều kiện về liên thông của nhà trường, đó là điều kiện về học lực (hạng khá trở lên) và điều kiện về ngoại ngữ để theo học chương trình đào tạo chất lượng cao (đối với việc liên thông từ chương trình đào tạo đại trà sang chương trình đào tạo chất lượng cao sinh viên vẫn phải thực hiện các bước kiểm tra ngoại ngữ đầu vào theo quy định).
Sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao được cấp bằng Cử nhân chất lượng cao theo các điều kiện như sau:
- Ngành Quản trị - Luật: 650 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương) và chứng chỉ MOS-Word
- Ngành Quản trị kinh doanh: 650 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương) và chứng chỉ MOS-Word
- Ngành Luật
+ Lớp tăng cường tiếng Anh chuyên ngành Luật Hành chính - Tư pháp và nhóm chuyên ngành Luật Thương mại - Dân sự - Quốc tế: tối thiểu 650 điểm TOEIC quốc tế (hoặc TOEFL, IELTS tương đương) và chứng chỉ MOS-Word
+ Lớp giảng dạy 100% bằng tiếng Anh:
~ Đối với sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài đến từ các nước không nói tiếng Anh: đạt từ 6,5 điểm IELTS trở lên và chứng chỉ MOS-Word và MOS-Excel;
~ Đối với sinh viên đến từ các nước nói tiếng Anh và sinh viên đã học và tốt nghiệp từ chương trình trung học phổ thông trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học là bằng tiếng Anh: được Nhà trường xét đạt điều kiện chuẩn đầu ra trình độ tiếng Anh và chứng chỉ MOS-Word và MOS-Excel.
+ Lớp tăng cường tiếng Pháp (AUF): trình độ tiếng Pháp phải đạt tối thiểu DELF-B1 và chứng chỉ MOS-Word;
+ Lớp tăng cường tiếng Nhật (CJL): trình độ tiếng Nhật phải đạt tối thiểu JLPT3 (N3) và chứng chỉ MOS-Word).